Ẩm thực Nhật Bản luôn thu hút sự tò mò của nhiều du khách không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn là sự kì công, tỉ mỉ trong từng món ăn. Đặc biệt không thể không nhắc đến Osechi Ryori, một món mang đậm nét văn hóa truyền thống Nhật Bản vào dịp Tết cổ truyền.
Osechi Ryori
Osechi Ryori, một truyền thống có từ thời Heian (794-1185), là món ăn đặc biệt hầu như chỉ được chuẩn bị trong dịp năm mới của Nhật Bản. Những chiếc đĩa đầy màu sắc chỉ cần nhìn vào thôi cũng thấy được sự tâm huyết của người làm ra nó. Sau khi Osechi được nấu chín, người Nhật sẽ đóng gói sao cho thật đẹp mắt trong một chiếc hộp đặc biệt gọi là “jubako” (giống như hộp bento). Mỗi món ăn trong jubako đều mang một ý nghĩa, một thông điệp chào đón năm mới.
Bạn đang xem: Osechi Ryori – Ẩm thực ngày Tết Nhật Bản
Các món ăn sẽ được sắp xếp theo các quy tắc tương ứng với các tầng riêng lẻ. Tầng đầu tiên của hộp là món khai vị, thường là các món hầm và luộc với cá. Tầng thứ hai của hộp sẽ có các món ăn phụ, thường là đồ ăn nhẹ và tầng cuối cùng là dành cho các món chính như món hầm và súp. Món Osechi được chế biến vô cùng công phu với nhiều vị mặn, chua, ngọt. Osechi Ryori sẽ được bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh và dùng trong ba ngày Tết của người Nhật.
Đây là món ăn đặc biệt không chỉ ở hình thức, hương vị mà còn là ý nghĩa của những nguyên liệu chế biến ra món ăn mà người Nhật dùng để gửi gắm mong ước của mình trong năm mới. Chẳng hạn, cá tráp tượng trưng cho sự may mắn, rong biển tượng trưng cho niềm vui, trứng cá trích tượng trưng cho con cháu đủ đầy, trường thọ như tôm cùng nhiều tiền tài như rau mắc… Mỗi hộp Osechi là sự kết hợp hoàn hảo giữa các món ăn với những ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Những món ăn phổ biến nhất trong Osechi Ryori
Datemaki – Trứng cuộn
Datemaki thường được phục vụ trong “jubako“ (hộp vuông tương tự như hộp cơm bento) là món trứng tráng có vị hơi ngọt và cũng là món ăn vào năm mới rất phổ biến ở Nhật Bản. Đây là món ăn mở đầu cho những món ăn ngon ngày Tết ở Nhật Bản bởi tạo hình vô cùng cầu kì.
Kuri Kinton – Bánh khoai lang hạt dẻ
Xem thêm : Những món ăn đặc sản Vũng Tàu bạn nhất định phải thưởng thức
“Kurikinton“ có nghĩa là “bánh hạt dẻ vàng“, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Đây là món ăn không thể thiếu trong bàn ăn của người Nhật những ngày đầu năm mới.
Namasu – Salad cà rốt và củ cải
Namasu là tên tiếng Nhật của món salad gồm củ cải và cà rốt ngâm giấm ngọt. Món ăn này được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 7, đến nay vẫn là món ăn đặc biệt trong mâm cơm ngày Tết của người Nhật. Màu đỏ và trắng được coi là màu kỷ niệm ở Nhật Bản và những màu này thường được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống.
Chikuzenni/Nishime – Gà om rau củ
Chikuzenni không chỉ là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Nhật mà còn thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày bởi độ thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Vào ngày Tết, các loại rau củ sẽ được cắt thành những hình lạ mắt hơn.
Tazukuri – Cá mòi rang bọc sốt ngọt
Tazukuri là món cá mòi rang được phủ một lớp sốt nước tương ngọt. Đây là một món ăn không thể thiếu trong Osechi Ryori bởi ý nghĩa cầu mong một vụ mùa bội thu của người Nhật. Món ăn này rất dễ ăn, vị ngọt hấp dẫn cùng món cá rang dai dai chắc chắn sẽ là một món ăn kèm cực kì hấp dẫn.
Kuromame – Đậu đen ninh
Kuromame có nghĩa là đậu nành đen trong tiếng Nhật và thường được phục vụ vào ngày đầu năm mới như một phần không thể thiếu của Osechi Ryori. Những hạt đậu đen tương phản đẹp mắt với những chiếc hộp nhiều tầng sơn mài màu đỏ, tất cả đều ngon và giống như một thế giới ẩm thực thu nhỏ mời gọi khám phá và khen thưởng. Đậu đen cũng là một món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Kazunoko – Trứng cá trích
Xem thêm : 6 món ăn Hàn Quốc phổ biết nhất
Vì Kazunoko có một màu vàng rất đẹp mắt nên người Nhật thưởng thức trứng cá trích vào dịp năm mới với ý nghĩa cầu mong sự tài lộc, thịnh vượng. Cá trích có kết cấu giòn, hương vị thơm ngon và là một trong những món ăn Osechi phổ biến nhất.
Bánh Mochi
Mochi đã có từ lâu và là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, sum họp gia đình của người Nhật. Mochi rất nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Cách chế biến ra món ăn này cũng vô cùng độc đáo bởi tốc độ đập bánh “nhanh như chớp” và sự phối hợp vô cùng ăn ý của các nghệ nhân.
Những món ăn kèm và tráng miệng trong Osechi Ryori
Ozoni (phong cách Kanto)
Ozoni là món súp được nấu với bánh mochi, nước dùng dashi, thịt gà và rau bina. Đây là một món ăn kèm thường thấy vào mỗi dịp năm mới. Đây không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn rất ngon miệng. Đây là cách nấu kiểu Kanto và cần phân biệt với kiểu Kansai giới thiệu dưới đây. Ở khu vực Tokyo, Ozoni kiểu Kanto được làm bằng bánh gạo vuông, dày, trong khi ở các vùng lân cận, Ozoni kiểu Kansai lại được làm bằng bánh gạo tròn và ăn kèm cùng nước dùng.
Ozoni (phong cách Kansai)
Tương tự như phong cái Kanto, Ozoni kiểu Kansai này là một loại súp miso thường được người Nhật dùng vào buổi sáng trong những ngày đầu năm. Soup bao gồm bánh gạo mochi và các nguyên liệu khác tùy thuộc vào công thức nấu của từng vùng miền khác nhau. Phổ biến thì bạn có thể nấu nó cùng với các loại rau xanh bổ dưỡng.
Đậu đỏ nghiền
Đậu đỏ là nguyên liệu rất quen thuộc trong các món ăn của người Nhật, điển hình là phần nhân cho món bánh mochi hấp dẫn. Đậu đỏ nghiền được coi là một món tráng miệng nhẹ nhàng với hương vị dễ chịu và rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Nguồn: https://kienthucdulich.net
Danh mục: Ẩm Thực