Là bộ phim làm nức lòng người xem bởi cái đẹp và sự lãng mạn, “Em và Trịnh” không chỉ để lại trong lòng khán giả những cảm giác nhẹ nhàng, thư giản khi xem mà còn là sự ngỡ ngàng trước những khung cảnh mang đậm nét hoài cổ.

Những địa điểm xuất hiện trong phim thực tế chính là những nơi được đông đảo khách du lịch tìm đến mỗi khi ghé thăm hai thành phố Huế và Đà Lạt. Cùng kienthucdulich.net điểm qua những địa danh ấn tượng này nhé.

Nhà thờ Phủ Cam Huế cùng con đường tạo nên “Diễm Xưa”

Nhắc đến Huế, người ta thường mộng mơi tới Đại nội, chùa Thiên Mụ, trường Quốc Học với vẻ đẹp lịch sử đầy hào hùng của triều đại cũ. Nhưng những ai thật sự yêu xứ Huế mới biết rằng, ở giữa lòng cố đô cổ kính này, có một nhà thờ mang đậm nét “châu Âu”, đó là nhà thờ Phủ Cam.

Kiến trúc châu Âu giữa cố đô Huế cổ kính

Có tên đầy đủ là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, nơi đây có lịch sử gắn liền với thời chúa Nguyễn vào thế kỷ 17. Nhà thờ nằm trên con đường Nguyễn Trường Tộ gần cầu Phủ Cam, nơi được đặt quán café Gác Trịnh sau này.

Nhà thờ khoác trên mình những đường nét hoài cổ, ẩn hiện giữa hai hàng cây long não bên đường, nép mình trong làng sương mờ huyền ảo. Khi tiếng chuông nhà hờ vang lên cũng là lúc cố nhạc sĩ lấy cảm hứng sáng tác nên bài hát “Diễm Xưa”.

Ngày nay, để phục vụ cho du lịch, nhà thờ đã nhiều lần được tu sửa. Thế nhưng, nét trầm mặc, cổ kính của nơi đây vẫn luôn vẹn nguyên như lúc đầu. Mỗi lần đặt chân đến nhà thờ Phủ Cam, du khách sẽ được trải qua những cảm xúc hoài niệm, được đắm chìm trong không gian cổ kính bậc nhất xứ Kinh Kỳ. Thế mới nói, du lịch Huế mà không ghé qua nơi đây là một thiếu sót lớn đấy.

Nhà vườn An Hiên – Ngôi nhà cổ bình yên để tìm về

Hẳn nếu đã từng xem qua bộ phim “Em và Trịnh”, bạn sẽ phải tròn mắt trước vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà vườn này.

Mát mới với khu vườn xanh ngắt của An Viên

Vườn An Hiên có mặt chính hướng về sông Hương và ngay bên cạnh là cầu Dã Viên. Người chủ đần tiên của căn nhà này là công chúa thứ 18 của vua Dục Đức rồi sau đó nhiều lần được đổi chủ, song đều giới thượng lưu hoặc người trong triều đình Huế. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà vườn này vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp riêng biệt với lối kiến trúc nhà rường quý tộc.

Hồ lá sen, lá súng cực đẹp

Khi bước qua cổng chính của căn nhà, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với hồ nước hình chữ nhật đầy những hoa sen, hoa sung. Khung nhà được làm bằng gỗ sang trọng mà vẫn cổ kính, kiến trúc 3 gian 2 chái bên trong có nhiều kỷ vật quý của cung đình. Nếu có dịp ghé thăm cố đô Huế, đừng bỏ qua khu nhà vườn An Viên bạn nhé.

Trường học B’Lao – Nơi ghi dấu ấn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “Em và Trịnh”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có khoảng thời gian rời Huế đến B’lao dạy học. Nơi này đã được dựng lại một cách hoành tráng trong “Em và Trịnh” trên một đoạn bìa rừng Tà Năng.

Bối cảnh trường học trong phim “Em và Trịnh”

Nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 100km, cao nguyên B’Lao xưa bây giờ đã được đổi thành thành phố Bảo Lộc, trung tâm thứ 2 của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, trong ký ức của nhiều người dân địa phương, B’Lao với họ vẫn là 1 địa danh có nhiều huyền thoại và đáng nhớ nhất.

B’Lao là địa điểm khó quên đối với nhiều du khách

B’Lao mang một vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và bình dị. Bao trùm bởi màu xanh của núi rừng, của những đồi trà chập chùng, trải dài kèm với chút sương mù lãng đãng. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, được hít thở bầu không khí trong lành, đậm chất phố núi và cảm nhận mùi hương ngan ngát, nồng nồng của hoa trà. Đặc biệt, vào những ngày mùa thu, B’lao đẹp theo một cách rất khác, thơ vô cùng, khiến ai đi ngang qua cũng phải xao xuyến đứng nhìn.

Con dốc số 7 – Điểm nhấn trong “Em và Trịnh”

Dốc số 7 Trần Hưng Đạo hay còn được biết đến là con dốc Nhớ Hoài. Được xuất hiện trong phân cảnh cuộc gặp gỡ giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Michiko, nơi đây đã khiến giới trẻ đứng ngồi không yên vì khung cảnh lãng mạn, dịu dàng của nó.

Phân cảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Michiko gặp nhau trên con dốc số 7

Ngoài ra, khi đến đây, bạn sẽ nhìn thấy một tiệm may nhỏ tên Nhớ Hoài. Với phong cách dễ thương và hoài cổ, góc nào xung quanh con dốc này cũng đều có thể thoải mái thả dáng để lưu lại những khoảnh khắc kỉ niệm với thành phố này.

Café Tùng – Nơi lưu giữ những ký ức

Trong “Em và Trịnh” có một phân cảnh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gặp lại người bạn của mình – Khánh Ly ở một quá café nhỏ. Nhiều người nói rằng, chính quán café xinh xinh, hoài cổ ấy là điểm nhấn cho bộ phim điện ảnh lãng mạn này.

Quán cafe quen thuộc của người dân Đà Lạt

Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được 2 thứ làm nên cái “chất” của café Tùng. Thứ nhất là không gian quán theo phong cách sang trọng thời xưa, được giữ nguyên cho tới bây giờ, bởi thế nhiều người ví von rằng, nơi đây là một chiếc hộp nhỏ chất chưa biết bao kỷ niệm của người dân Đà Lạt. Thứ hai, một điều cũng không thể không nhắc đến chính là âm nhạc trong quán.

Đó là giọng ca Edith Piaf, Yves Montand hay Dalida, đôi khi là những bản nhạc Trịnh được cất lên từ bộ loa thùng nhỏ trong góc kiosque ấm áp. Cứ thế, khách đến vừa nhâm nhi café, vừa đắm chìm trong những bản nhạc xưa cũ khó quên.