Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, Tết Dương Lịch là một ngày lễ vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Vì vậy, mỗi nước đều có những phong tục để chào đón năm mới theo cách riêng của họ.

Cùng kienthucdulich.net đi một vòng quanh thế giới và tìm hiểu không khí đón Tết tại các quốc gia khác nhau nhé.

Đón Tết Dương Lịch ở Anh

Các nước phương Tây rất háo hức và mong chờ khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng. Thông thường, vào ngày cuối cùng trong năm, mọi người sẽ tập trung ở các quảng trường lớn đề gặp gỡ, trò chuyện và uống bia để cùng nhau nhìn lại một năm cũ sắp kết thúc.

thu-vi-chuyen-don-tet-duong-lich-o-cac-nuoc-tren-the-gioi
Thông thường, vào ngày cuối cùng trong năm, mọi người sẽ tập trung ở các quảng trường lớn đề gặp gỡ, trò chuyện và uống bia để cùng nhau nhìn lại một năm cũ sắp kết thúc

Ở nước Anh, vào đêm giao thừa, người dân thường sẽ tụ tập ở quảng trường Trafalgar Piccally Circus hay ở bất cứ nơi nào có thể lắng nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London. Vào khoảnh khắc trước thềm năm mới, mọi người sẽ nắm tay và cùng nhau cất lên bài hát “Auld Lang Syne” để đếm ngược đến thời khắc thiêng liêng.

Khi tiếng chuông đồng hồ Big Ben vang lên, đó sẽ là một khung cảnh tuyệt đẹp, khi mọi người đều im lặng với biết bao ước nguyện được dấy trên trong lòng mỗi người, sau đó là những cái ôm và lời chúc họ dành cho nhau. Mọi người sẽ cùng nhau nâng ly và hô vang “Happy new year”.

Đón Tết Dương lịch ở Nhật Bản

Trước đây, Nhật Bản cũng có phong tục đón Tết cổ truyền như Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1873, họ đã bắt đầu ăn mừng Tết Dương lịch theo lịch của phương Tây và các nước trên thế giới. Mặc dụ vậy, phong tục đón Tết của người dân Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa của đất nước mặt trời mọc nói riêng và các nước châu Á nói chung như: tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa, nấu các mâm cơm truyền thống, gửi cho nhau những lời chúc.

thu-vi-chuyen-don-tet-duong-lich-o-cac-nuoc-tren-the-gioi
Cũng giống như các quốc gia khác, người Nhật rất đề cao khoảnh khắc chuyển giao năm mới thiêng liêng này

Đêm giao thừa theo tiếng Nhật là “Omisoka”. Cũng giống như các quốc gia khác, người Nhật rất đề cao khoảnh khắc chuyển giao năm mới thiêng liêng này. Vào thời khắc giao thừa, tất các ngồi chùa ở Nhật sẽ đồng loang vang lên 108 hồi chuông tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo quan niệm của Phật giáo. Ngày cuối năm ở Nhật Bản rất vui và nhộn nhịp. Mọi người sẽ cùng nhau đổ ra đường và tham gia các hoạt động vui chơi, xem bắn pháo hoa. Một số người  thì lại lựa chọn sum vầy, đoàn tụ bên gia đình vào khoảnh khắc trước thềm năm mới.

Đón Tết ở Mỹ

Giống như các nước khác, ngày cuối năm ở Mỹ cũng vô cùng nhộn nhịp với không khí lễ hội vui tươi. Vào đêm giao thừa, người dân ở đây thường sẽ tập trung ở Times Square và cùng nhau chờ đợi những giây phút đầu tiên của năm mới. Khi kiêm đồng hồ điểm đúng 0h00, một quả cầu thủy tinh sẽ từ từ được thả xuống. Khoảnh khắc nó chạm đất, người dân Mỹ sẽ cùng nhau vô vang “HAPPY NEW YEAR”. Đó là cách họ chào mừng năm mới.

thu-vi-chuyen-don-tet-duong-lich-o-cac-nuoc-tren-the-gioi
Giống như các nước khác, ngày cuối năm ở Mỹ cũng vô cùng nhộn nhịp với không khí lễ hội vui tươi

Vào ngày đầu tiên của năm mới, cuộc sống ở Mỹ thường rất bình yên và tĩnh lặng bởi hầu hết các cơ quan, trường học đều đóng cửa. Người Mỹ sẽ dành thời gian bên gia đình và người thân, đi thăm hỏi họ hàng và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Người dân Mỹ có một phong tục vào đầu năm đó là ăn bắp cải với mong ước một năm may mắn.

Còn một truyền thống vô cùng độc đáo nữa đó là màu sắc của trang phục trong ngày đầu năm. Người Mỹ quan niệm rằng, nếu muốn gặp được nửa kia của mình thì hãy mặc trang phục màu vàng; còn muốn cầu mong sự thịnh vượng, phát đạt thì hãy chọn trang phúc màu bạc.

Đón Tết ở nước Pháp

Pháp, mỗi miền sẽ có một cách chào đón năm mới khác nhau. Ở miền Đông, vào thời khắc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng trong miệng để cầu mong sự thịnh vượng, giàu có. Ở miền Tây, vào chiều ngày cuối năm, các chàng trai sẽ vào rừng tìm cây tầm gửi. Người nào tìm thấy và mang về nhanh nhất sẽ được phong danh hiệu “Vua tầm gửi”. Những người này sẽ có quyền ôm hôn bất cứ cô gái xinh đẹp nào đi ngang qua nhà mình vào ngày đầu tiên của năm mới.

thu-vi-chuyen-don-tet-duong-lich-o-cac-nuoc-tren-the-gioi
Ở Pháp, mỗi miền sẽ có một cách chào đón năm mới khác nhau

Thông thường, bắt đầu từ đêm giao thừa, người Pháp sẽ uống rượu say xưa cho đến hết ngày 3/1. Họ quan niệm rằng, nếu uống cạn sạch số rượu mà họ có vào 3 ngày đầu tiên của Tết Dương lịch, những điều may mắn sẽ đến với họ. Còn nếu rượu còn thì họ sẽ gặp những điều xui xẻo vào năm đấy..

Đặc biệt, người Pháp cũng có thói quen xem hướng gió để đoán thời vận của năm mới. Gió thổi hướng Nam tức năm tiếp theo sẽ là một năm bình an, mưa thuận gió hòa. Gió thổi hướng Tây sẽ là điềm may mắn với nghề đánh bắt cá và nuôi sữa bò. Còn nếu gió thổi hướng Đông thì báo hiệu một mùa bội thu, nhà nhà ấm no. Ngược lại, nếu gió thổi hướng Bắc thì đây sẽ là một năm đầy sóng gió.

Tết Dương lịch ở Úc

Nếu như hầu hết các quốc gia đều đón năm mới giữa tiết trời se se lạnh thì xứ sở chuột túi lại tưng bừng ngày cuối năm với thời tiết mùa hè sôi động. Do đó, người Úc thường ưu tiên các hoạt động ngoài trời với những chuyến đi chơi và các buổi tiệc sôi động để chào đón năm mới.

thu-vi-chuyen-don-tet-duong-lich-o-cac-nuoc-tren-the-gioi
Những ngày này, nước Úc trở nên vô cùng náo nhiệt

Úc là một trong những quốc gia đón giao thừa sớm nhất thế giới. Những ngày này, nước Úc trở nên vô cùng náo nhiệt. Vào những giây phút cuối cùng của năm cũ, người Úc sẽ khuấy động không gian bằng tiếng huýt sáo, lục lạc, còi xe và tiếng chuông nhà thờ. Khi đồng hồ điểm đúng 0h00, Cầu Cảng Sydney và nhà hát Opera sẽ thắp sáng cả thành phố với những màn pháo hoa đầy màu sắc và vô cùng kỳ công.