Những ngày gần đây, không khí đã mát mẻ và có chút se se lạnh, phất phơ trên đường phố những chiếc khăn choàng màu sắc, những vòng tay ôm ấm áp chân tình. Trong nhà, ngoài đường lấp lánh đèn hoa trang trí báo hiệu một mùa Noel nữa lại về. Giáng sinh ngày nay đã trở thành một ngày lễ phổ biến với tất cả mọi người trên khắp thế giới từ Tây sang Đông, mọi người như hết thảy hòa mình vào lễ hội này. Giáng sinh cũng được xem như là một ngày lễ truyền thống ở Nhật Bản.
Những biểu tượng của lễ Giáng sinh, hình ảnh của những chiếc nến, những bài thánh ca, Santa Kuroshu…cho dù có thay đổi thế nào thì tinh thần của người dân Nhật Bản vẫn nguyên vẹn như thế: Đó là tinh thần hòa bình, trao tặng quà và chúc những lời may mắn nhất tới tất cả mọi người. Nếu bạn cũng tò mò về ngày lễ này tại đất nước mặt trời mọc thì hãy cùng kienthucdulich.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Giáng sinh ở Nhật Bản có gì vui?
Lịch sử ngày lễ giáng sinh ở Nhật Bản
Công giáo chỉ chiếm 1% dân số, và trong số đó không phải ai cũng biết đến ngày chúa ra đời. Công giáo được truyền vào Nhật bản vào thế kỉ 16 bởi các thầy tu. Tuy nhiên, Công giáo sớm vấp phải sự phản đối của Chính quyền Nhật Bản thời bấy giờ nên sớm bị bài trừ, ngày 5/2/1597, 6 thầy tu dòng Francis và 20 người theo đạo Công giáo đã bị tử hình đóng đinh ở Nagasaki.
Xem thêm : Top những quốc gia nên đi du lịch tại Châu Á
Một thời gian sau đó, những ai theo đạo Công giáo đều bị bắt, cầm tù, thậm chí là tra tấn và xử tử. Chỉ sau khi đô đốc Matthew Perry đến Nhật Bản để mở cửa thông thương với Hoa Kỳ và nước ngoài, các nhà thờ và Công giáo mới có dịp phát triển. Đến đầu thế kỉ 20, Công giáo và lễ giáng sinh mới trở thành tôn giáo và lễ hội chính thức ở Nhật Bản và được duy trì đến ngày nay.
Phong tục ngày lễ giáng sinh ở Nhật Bản
Đầu tiên phải kể đến Daiku (c), tức chỉ Bản giao hưởng số 9 của Beethoven. Vào những ngày lễ giáng sinh hay cận cuối năm, người Nhật có thói quen đi nghe các bản giao hưởng của Beethoven, đặc biệt là bản giao hưởng số 9. Thống kê cho thấy trong tháng 12 có đến khoảng 200 các lượt biểu diễn nhạc Beethoven lớn nhỏ trên khắp cả nước. Một người Nhật cho hay: “Đối với người Nhật, nghe bản số 9 của Beethoven vào dịp cuối năm gần như là điều đương nhiên. Người ta cảm thấy vẫn chưa kết thúc năm cũ nếu như không được nghe bản nhạc”.
Đặc trưng thứ hai trong phong tục đón lễ giáng sinh của Nhật Bản là bánh Giáng sinh. Đó là những chiếc bánh bông lan, phủ kem, giống bánh Gateaux. Mặt bánh phủ Socola và có đính những trái dâu tây hoặc những hoa quả khác. Đây là dịp mà bánh Giáng sinh bán rất chạy ở Nhật.
Văn hóa ẩm thực vào ngày lễ giáng sinh ở Nhật Bản
Ngoài bánh ra thì ngày này là ngày của KFC – gà rán. Vì sao? Như chúng ta đã biết thì người Mỹ hay châu Âu ăn mừng giáng sinh bằng gà tây. Nhật Bản không nuôi được Gà tây, mà hương vị và cách chế biến của Gà tây không phải người nào cũng biết. Vì vậy, giải pháp thay thế đó là ăn gà rán KFC thay cho Gà tây (mặc dù cũng có nhiều người mua gà tây về làm).
Xem thêm : Tteokbokki – Món ngon không thể chối từ của Hàn Quốc
Kể từ năm 1974, KFC đã nắm bắt được điều này và bơm tiền vào để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản vào dịp Giáng sinh với khẩu hiệu “Xmas = Kentucky” và ăn KFC dần trở thành thói quen của người Nhật mỗi dịp giáng sinh về.
Cây thông Noel
Các cây thông Noel ở Nhật chủ yếu là cây giả. Những cây thông thường được trang trí với các món đồ chơi nhỏ, các vật trang trí bằng giấy, đặc biệt là các mẫu origami hình hạc và hình quạt giấy. Các cây thông thường được đặt ở các bệnh viện hoặc nhà thờ để xua đuổi bệnh tật, cầu chúc may mắn.
Quà giáng sinh
Vài tuần trước lễ Giáng sinh, các cửa hàng bày bán rất nhiều các món quà tặng cho nam, nữ và đặc biệt là trẻ em. Vào ngày này, các gia đình thường tụ tập lại và trao quà cho những người thân trong gia đình hoặc họ hàng thân quen. Nhiều nhà còn mua cây thông Noel và tặng nhau quà dưới gốc cây.
Giáng sinh là ngày cho các cặp đôi
Giáng sinh ở Nhật không mang nhiều màu sắc tôn giáo, mà nó giống như một ngày lễ, đặc biệt là với giới trẻ vì đây là dịp tốt để họ và người yêu có thời gian bên nhau. Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp cảnh các cặp đôi dắt tay nhau đi dạo trên phố lung linh ánh đèn, họ sẽ cùng nhau đi chơi, đi ăn, trao nhau những nụ hôn nồng ấm. Cũng chính vì thế mà các “F.A”, những người độc thân rất “kỵ” ra ngoài đường vào ngày 24,25, nếu như bạn hỏi một người Nhật rằng họ có kế hoạch gì đi chơi Noel hay không, bạn có thể biết được họ có độc thân hay không.
Nguồn: https://kienthucdulich.net
Danh mục: Châu Á